20 NHÀ TOÁN HỌC NỔI TIẾNG NHẤT THẾ GIỚI
Toán học là ngành nghiên cứu về
những con số, cấu trúc, không gian và sự thay đổi. Mọi lĩnh vực trong cuộc sống
đều liên quan đến toán học. Toplist giới thiệu với bạn các nhà toán học nổi
tiếng nhất thế giới nhằm tôn vinh những cống hiến quan trọng của họ cho sự phát
triển nhân loại. Đây đều là những tên tuổi nổi tiếng mà chúng ta đã từng tiếp
xúc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bởi họ là cha đẻ của những công thức
toán học cực kỳ quen thuộc.
1
Isaac Newton (1642 –
1727)
Isaac
Newton không chỉ là nhà toán học mà
còn là nhà vật lý, nhà triết học, nhà thiên văn học,... lỗi lạc của nhân loại.
Trong lĩnh vực toán học, ông cùng với Gottfried Leibniz đã nghiên cứu và phát
triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng
quát.
Phép
tính vi - tích phân được sáng tạo nhằm giải quyết 4 vấn đề khoa học của thế kỷ
XVII:
- Vấn
đề 1: Giải quyết bài toán vật lý; vật thể chuyển động theo một công thức
là một hàm số theo thời gian.
- Vấn
đề 2: Tìm tiếp tuyến của một đường cong. Bài toán này thuộc về hình học,
nhưng nó có những ứng dụng quan trọng trong khoa học.
- Vấn
đề 3: Vấn đề tìm giá trị cực đại và cực tiểu của một hàm số
- Vấn
đề 4: Tìm chiều dài của đường cong, chẳng hạn như khoảng cách đi được của
một hành tinh trong một thời gian nào đó; diện tích của hình giới hạn bởi
các đường cong; thể tích của những khối giới hạn bởi những mặt,…
Isaac
Newton sinh ra trong một gia đình
nông dân nghèo ở Lincolnshire, Vương Quốc Anh. Nhờ đam mê khoa học với những
con số, ông đã cho ra đời những học thuyết, nghiên cứu khoa học có giá trị cho
toàn nhân loại cho đến hiện tại và tương lai như: định luật Newton, luật vạn
vật hấp dẫn,...
2
Blaise Pascal (1623 –
1662)
Blaise
Pascal là nhà toán học tài năng, nhà
vật lý, phát minh và triết gia Cơ Đốc người Pháp. Ông là người đầu tiên nghiên
cứu và phát minh ra máy tính cơ học và được gọi là máy tính Pascal. Năm 1653,
ông viết Traité du triangle arithmétique (Chuyên luận về Tam giác Số học) miêu
tả một biểu mẫu gọi là Tam giác Pascal. Tuy qua đời ở tuổi 39 vì thể chất yếu
nhưng ông đã để lại nhiều di sản và đóng góp cho nền Toán học thế giới.
Ứng
dụng ngôn ngữ lập trình Pascal trong thực tế cuộc sống:
- Lập
trình ứng dụng, phần mềm,...
- Lập
trình di chuyển cho Robot.
Ứng dụng tam giác Pascal:
- Tiền
đề để ra đời 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Dùng
để chứng minh nhị thức Newton.
- Ứng
dụng trong thuật toán trong lĩnh vực tin học.
3
Fibonacci (1170 –
1250)
Fibonacci là một nhà toán học tài ba người Ý. Tuy ông không phải
là người phát minh nhưng đã có công lan truyền hệ ký số Hindu – Ả Rập phổ biến
khắp châu Âu. Dãy số hiện đại mang tên ông, số Fibonacci vẫn được sử dụng phổ
biến cho đến ngày nay.
Ứng
dụng hệ số Hindu – Ả Rập: Áp
dụng nó vào tính toán sổ sách, chuyển đổi khối lượng, chiều dài, tính toán tiền
lời, đổi tiền và những ứng dụng khác.
Ứng dụng dãy số Fibonacci trong tự nhiên và kỹ thuật:
- Một
sự trùng hợp ngẫu nhiên khi dãy số Fibonacci trùng với số cánh hoa của hầu
hết các loại hoa. Trong các số: 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55 hoặc 89. Hoa loa
kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa phi yến thường có 8 cánh,
hoa cúc vạn thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34,
hoặc 55 hoặc 89 cánh.
- Dãy
số Fibonacci được xem là tỉ lệ vàng cho chuẩn mực của cái đẹp trong nghệ
thuật và kiến trúc và tài chính.
4
Thales (624 – 546
TCN)
Thalès
de Milet hay theo phiên âm tiếng Việt là
Ta-lét, là một triết gia, một nhà toán học người Hy Lạp sống trước Socrates,
người đứng đầu trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Ông cũng được xem là một
nhà triết gia đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, là "cha đẻ của
khoa học".
Thales là nhà toán học và là một trong bảy nhà triết học nổi tiếng
của đất nước Hy Lạp. Ông đã có công rất lớn trong lĩnh vực toán học khi đã phát
minh ra một định lý toán học và được đặt tên của chính mình, đó là định luật
Thales.
Ứng
dụng định lý Thales trong cuộc sống:
- Đo
chiều cao Kim Tự Tháp Khufu.
- Đo
khoảng cách khi không thể tới được: khoảng cách của dòng sông, chiều cao của
ngọn núi,...
5
Pythagoras (580 đến
572 – 500 đến 490 TCN)
Đất
nước Hy Lạp là cái nôi hội tụ những con người tài ba nhất thế giới và cái
tên Pythagoras cũng không ngoại lệ. Pythagoras là một nhà
triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học
thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ
đại. Trong tiếng Việt, tên của ông thường được phiên âm từ tiếng Pháp thành
Pi-ta-go.
Pythagoras, nhà toán học, triết học, khoa học người Hy Lạp nổi danh
trong thời cổ đại. Tên ông và những định lý toán học cơ bản luôn có trong sách
giáo khoa. Với định lý nổi tiếng mang tên ông "Trong tam giác vuông, bình
phương cạnh huyền bao giờ cũng bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại"
được coi là tiền đề cơ bản trong hình học và giúp ông nổi danh khắp thế giới.
Ứng
định lý Pythagoras để giải các bài toán hình học:
- Tìm
các cạnh của tam giác vuông.
- Tính
Khoảng cách giữa hai điểm trong mặt phẳng X-Y.
6
Alan Turing (1912 –
1954)
Alan
Turing là nhà toán học, nhà mật mã học,
logic học người Anh. Ông được mệnh danh là cha đẻ của ngành khoa học máy tính.
Phép thử Turing là một trong số thành tựu mà ông đã để lại cho nhân loại.
Alan
Mathison Turing là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh thường
được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Phép thử Turing là một trong
những cống hiến của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu
hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không.
Ứng
dụng của Phép thử Turing:
- Tạo
cảm hứng cho các nhà khoa học nghiên cứu về siêu máy tính và trí tuệ nhân
tạo trong tương lai.
- Năm
1952, ông đã cho xuất bản một bài viết về vấn đề này, dưới cái tên
"Cơ sở hoá học của hình thái học" (The Chemical Basis of Morphogenesis).
Điểm trọng tâm thu hút sự chú ý của ông là việc tìm hiểu sự sắp xếp lá
theo chu trình của dãy số Fibonacci, sự tồn tại của dãy số Fibonacci trong
cấu trúc của thực vật. Ông dùng phương trình phản ứng phân tán, cái mà
hiện nay là trung tâm của ngành Tạo mẫu hình (pattern formation).
7
Andrew Wiles (11
tháng 4, 1953)
Andrew
Wiles là nhà toán học người Anh, ông
là người đầu tiên chứng minh được định lý lớn Fermat. Hiện vẫn chưa xác định
được năm sinh và năm mất của ông. Andrew John Wiles là nhà
toán học người Anh, được biết đến như người đầu tiên chứng minh được định
lý lớn Fermat.
Wiles được giới thiệu về định lý lớn Fermat ngay lúc ông mới 10 tuổi. Những năm
sau đó ông thử tìm cách chứng minh định lý theo các phương pháp truyền thống
trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, khi bắt đầu giai đoạn nghiên cứu sinh ông
chuyển sang nghiên cứu các hàm elip, dưới sự hướng dẫn của giáo sư John Coates.
Trong
thời gian làm nghiên cứu sinh tại trường Clare tại Cambridge, Wiles còn kiêm
nhiệm trợ lý giáo sư tại Đại học Harvard. Đến năm 1980 khi nhận bằng tiến sĩ,
Wiles sang làm việc một thời gian ở Bonn trước khi đến Hoa Kỳ. Năm 1981, ông đã
là giáo sư tại Đại học Princeton.
8
René Descartes (1596
– 1650)
René
Descartes là nhà toán học, nhà khoa học,
nhà triết gia người Pháp. René Descartes ("Rơ-nê Đề-các", 1596–1650)
là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được một số người xem là
cha đẻ của triết học hiện đại.
Ông
được mệnh danh là cha đẻ của triết học hiện đại. Ông có nhiều cống hiến to lớn
trong lĩnh vực toán học. Đó là hệ thống hóa hình học giải tích, mô tả lũy thừa,
lý thuyết về các đẳng thức. Ông là người đi đầu trong việc xác lập toán học
hiện đại với những kí hiệu x, y, z làm ẩn số.
Đóng
góp quan trọng nhất của Descartes với toán học là việc hệ
thống hóa hình học giải tích, hệ các trục tọa độ vuông góc được mang tên ông.
Ông là nhà toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của
các phương trình tạo nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lý thuyết về các
đẳng thức. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ cái
cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các chữ cái đầu tiên của
bảng chữ cái để chỉ các giá trị đã biết. Ông cũng đã sáng tạo ra hệ thống ký
hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng hạn trong biểu thức x²). Mặt khác,
chính ông đã thiết lập ra phương pháp, gọi là phương pháp dấu hiệu Descartes,
để tìm số nghiệm âm, dương của bất cứ phương trình đại số nào.
9
Euclid (thế kỉ III
TCN)
Euclid đôi khi còn được biết đến với tên gọi Euclid thành
Alexandria, sống vào thế kỉ 3 TCN, là nhà toán học lỗi lạc thời cổ Hy lạp. Ông
được mệnh danh là "cha đẻ của hình học". Có thể nói hầu hết kiến thức
hình học ở cấp trung học cơ sở hiện nay đều đã được đề cập một cách có hệ
thống, chính xác trong bộ sách Cơ sở gồm 13 cuốn do Euclid viết ra, và đó cũng
là bộ sách có ảnh hưởng nhất trong Lịch sử toán học kể từ khi nó được xuất bản
đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Bằng
cách chọn lọc, phân biệt các loại kiến thức hình học đã có, bổ sung, khái quát
và sắp xếp chúng lại thành một hệ thống chặt chẽ, dùng các tính chất trước để
suy ra tính chất sau, bộ sách Cơ sở đồ sộ của Euclid đã đặt nền móng cho môn
hình học cũng như toàn bộ toán học cổ đại. Bộ sách gồm 13 cuốn: sáu cuốn đầu
gồm các kiến thức về hình học phẳng, ba cuốn tiếp theo có nội dung số học được
trình bày dưới dạng hình học, cuốn thứ mười gồm các phép dựng hình có liên quan
đến đại số, 3 cuốn cuối cùng nói về hình học không gian.
Trong
cuốn thứ nhất, Euclid đưa ra 5 tiên đề: Qua hai điểm bất kì, luôn luôn vẽ được
một đường thẳng, Đường thẳng có thể kéo dài vô hạn, Với tâm bất kì và bán kính
bất kì, luôn luôn vẽ được một đường tròn, Mọi góc vuông đều bằng nhau, Nếu 2
đường thẳng tạo thành với 1 đường thẳng thứ 3 hai góc trong cùng phía có tổng
nhỏ hơn 180 độ thì chúng sẽ cắt nhau về phía đó. Và 5 định đề: Hai cái cùng
bằng cái thứ ba thì bằng nhau, Thêm những cái bằng nhau vào những cái bằng nhau
thì được những cái bằng nhau, Bớt đi những cái bằng nhau từ những cái bằng nhau
thì được những cái bằng nhau, Trùng nhau thì bằng nhau, Toàn thể lớn hơn một
phần.
Với
các tiên đề và định đề đó, Euclid đã chứng minh được tất cả các tính chất hình
học.
10
Carl Friedrich Gauss
(1777 – 1855)
Carl
Friedrich Gauss là nhà toán học tài năng người Đức.
Ông được mệnh danh là hoàng tử của các nhà toán học. Những đóng góp của ông
trong lĩnh vực toán học gồm: Lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân. Ông
được nhiều người biết đến khi đã chứng minh rằng mọi đa đều có số cạnh bằng số
nguyên tố Fermat đều có thể dựng được bằng compa và thước kẻ.
Carl
Friedrich Gauss là một nhà toán học và nhà khoa học
người Đức tài năng, người đã có nhiều đóng góp lớn cho các lĩnh vực khoa học,
như lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân, khoa trắc địa, từ học, tĩnh điện
học, thiên văn học và quang học.
Được mệnh danh là "hoàng tử của các nhà toán học", với ảnh hưởng sâu
sắc cho sự phát triển của toán học và khoa học, Gauss được xếp ngang hàng cùng
Leonhard Euler, Isaac Newton và Archimedes như là những nhà toán học vĩ đại
nhất của lịch sử. Gauss có nhiều đóng góp rất quan trọng cho toán học đại số và
lý thuyết số. Ngoài ra ông còn đưa ra hằng số Gauss, nghiên cứu về hiện tượng
từ tính, và tên của ông đã được đặt cho đơn vị từ trường.
11
Georg Cantor
(1845-1918)
Trong
tất cả các nhà toán học vĩ đại, Cantor là khuôn mẫu chính cho
nhận định một thiên tài về toán học và bệnh tâm thần không thể tách rời nhau.
Là một nhà toán học lừng danh, là cha đẻ của lý thuyết tập hợp – nền tảng của
môn học này. Ông đã bắt đầu một cuộc cách mạng toán học, làm chấn động các cơ
sở của môn học này với một câu hỏi đơn giản: “Vô hạn lớn đến chừng nào?”.
Trước Cantor,
vấn đề vô cực chưa được hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống. Nó là nguồn gốc
của nhiều nghịch lý và sự nhầm lẫn. Các nhà thần học thường dùng ý niệm vô cực
trong những phép ẩn dụ. Cantor là người đầu tiên đã đưa ra được giải thích hợp
lý, chính xác và có hệ thống về khái niệm này. Tuy nhiên, những gì Cantor đã
làm khiến cho những nhà toán học khác sợ hãi và chỉ trích ông. Họ coi Toán học
là một nền tảng vững chắc trong khi những gì Cantor đưa ra là quá mơ hồ, ngược
cảm nhận, đầy rẫy những nghịch lí,. . . Những điều đó đe dọa đến sự chắc chắn
của toán học.
\
Năm
1894, Cantor làm việc liên tục với “Giả thuyết Continuum” trong hơn 2 năm ròng.
Khoảng thời gian này là lúc cuộc đời ông xuống dốc. Tháng 5 năm đó, ông suy sụp
tinh thần nặng nề rồi đi đến trầm cảm. Cuối cùng, ông bị đưa đến Nervenklinik,
một nhà thương điên ở Halle.
12
Paul Erdős
(1913-1996)
Erdős là nhà toán học người Hungary, ông theo đuổi vấn đề
trong toán học tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết số, giải tích toán học, lý
thuyết xấp xỉ, lý thuyết tập hợp và lý thuyết xác suất. Ông được coi là một
trong những nhà toán học xuất sắc nhất thế kỷ 20, ngoài toán học ông cũng nối
tiếng vì tính cách lập dị.
Không
nhà cửa, không vợ con, ông luôn cư trú trong các viện toán rồi đến nhà đồng
nghiệp sống nhờ, hoặc ở tại các khách sạn trong các hội nghị. Mọi tài sản của
ông đều nằm gọn trong một chiếc va li. Bên cạnh đó Paul hiếm khi xuất bản một
mình, ông rất thích hợp tác và đã viết khoảng 1.500 bài viết với 511 cộng tác
viên khác. Paul trở thành nhà toán học thứ hai sau Euler về hiệu suất làm việc.
Ngày 20/9/1996, Paul Erdos đang dự hội nghị toán học ở Warsaw (Ba Lan) thì qua
đời vì đau tim, để lại nhiều thành tựu lớn lao cho ngành toán học thế giới.
13
Leonhard Euler (1707-
1783)
Được
coi là nhà toán học có nhiều đóng góp nhất mọi thời đại, ông đã xuất bản gần
900 cuốn sách. Khi ông bị mù vào cuối những năm 50, khả năng của ông ở nhiều
lĩnh vực lại càng tăng lên. Ông đã đưa ra một biểu thức nổi tiếng trong toán
học, là sợi dây liên hệ giữa hàm số mũ phức và hàm số lượng giác, hay còn gọi
là đồng nhất thức Euler: eiπ + 1 = 0. Ông cũng là người đưa ra
nhiều kí hiệu toán học mà ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng như: số
"pi" để biểu diễn tỉ lệ giữa chu vi đường tròn và đường kính của nó,
sin, cos, tg, cotg, Δx (số gia), Σ (tổng), f(x) (hàm f của x) …
Euler
cũng có nhiều đóng góp cho cơ học,
vật lý. Ông đặc biệt nghiên cứu các định luật chuyển động của Issac Newton.
Ngoài vật lý, Euler cũng nghiên cứu về thiên văn học, lý thuyết đường đạn, bản
đồ, xây dựng, lý thuyết âm nhạc, thần học và triết học. Với những đóng góp cho khoa
học, Euler được phong làm viện sỹ của 8 viện hàn lâm trên thế giới, trong đó có
Anh, Pháp, Nga, Đức,…Ông cũng được coi là nhà toán học quan trọng nhất của thế
kỷ XVIII.
14
Girolamo Cardano
(1501 -1576)
Girolamo
Cardano là một nhà toán học, thầy thuốc, nhà
chiêm tinh học người Ý thời Phục Hưng. Ông theo học ngành y nhưng do tính cách
hơi gàn dở và lối sống lập dị khiến cho ông rất khó tìm được việc. Nhưng do yêu
thích ông vẫn quyết chí theo nghề và trở thành người đầu tiên đưa ra các giải
thích về sốt thương hàn.
Cardano đến với toán học một cách tình cờ, do túng thiếu nên ông lao
đầu vào cờ bạc, và như trong một cuốn sách ông viết về cơ hội trong các cuộc
chơi “Liber de ludo aleae” được viết vào năm 1560 và xuất bản năm 1663, sau khi
ông chết, cuốn sách bao gồm các lý giải về các xác suất có hệ thống, dẫn đến sự
ra đời của số liệu thống kê, tiếp thị, ngành bảo hiểm và dự báo thời tiết. Ngày
nay, Cardono được biết nhiều nhất về những thành tựu của ông trong đại số học. Ông
đã xuất bản lời giải phương trình bậc ba và bậc bốn trong cuốn sách các quy tắc
của đại số học.
15
Hypatia (360-415)
Hypatia là nhà toán học nữ đầu tiên trên thế giới, đồng thời
còn là nhà thiên văn học, triết học, vật lý học. Bà là con gái duy nhất của nhà
toán học Theon thành Alexandria, tiếp thu nền giáo dục từ cha, Hypatia sau đó
cũng trở thành một học giả tại thư viện ở Alexandria vào thế kỷ thứ 4 sau Công
nguyên.
Di
sản khoa học có giá trị nhất của bà là phiên bản chỉnh sửa Euclid's The
Elements, văn bản toán học Hy Lạp quan trọng nhất và là một trong những phiên
bản tiêu chuẩn trong nhiều thế kỷ. Là một người phụ nữ tài năng, nhưng Hypatia lại
có một kết cục cực kỳ bi thảm. Bà bị một đám đông người Cơ đốc cuồng tín tra
tấn tàn bạo và đẫm máu, sau đó bị thiêu chết.
16
Wilhelm Leibniz
(1646-1716)
Gottfried
Wilhelm Leibniz là một nhà bác học người Đức với các
tác phẩm chủ yếu viết bằng tiếng Latin và tiếng Pháp. Ông được giáo dục về luật
và triết học, và phục vụ như là factotum cho hai gia đình quý tộc lớn người
Đức, Leibniz đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của châu Âu và các
vấn đề ngoại giao trong thời đại của ông.
Ông
chiếm vị trí quan trọng ngang nhau trong cả lịch sử triết học và lịch sử toán
học. Ông khám phá ra vi tích phân độc lập với Isaac Newton, và ký hiệu của ông
được sử dụng rộng rãi từ đó. Ông cũng khám phá ra hệ thống số nhị phân, nền
tảng của hầu hết các cấu trúc máy tính hiện đại.
17
Archimedes (khoảng
năm 287-212 trước Công Nguyên).
Archimedes (khoảng 287 trước Công Nguyên – khoảng 212 trước Công
Nguyên) là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên
văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là
một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.
Thường
được xem là nhà toán học vĩ đại nhất thời cổ đại và là một trong những nhà toán
học vĩ đại nhất mọi thời đại, ông đã báo trước phép vi tích phân và giải tích
hiện đại bằng việc áp dụng các khái niệm về vô cùng bé và phương pháp vét cạn
để suy ra và chứng minh chặt chẽ một loạt các định lý hình học, bao gồm các
định lý về diện tích hình tròn, diện tích bề mặt và thể tích của hình cầu, cũng
như diện tích dưới một đường parabol.
Các
thành tựu toán học khác bao gồm việc suy ra một phép xấp xỉ tương đối chính xác
số pi, định nghĩa một dạng đường xoáy ốc mang tên ông (xoắn ốc Archimedes), và
tạo ra một hệ sử dụng phép lũy thừa để biểu thị những số lớn. Ông cũng là một
trong những người đầu tiên áp dụng toán học vào các bài toán vật lý, lập nên
các ngành thủy tĩnh học và tĩnh học, bao gồm lời giải thích cho nguyên lý của
đòn bẩy. Ông cũng được biết đến là người đã thiết kế ra nhiều loại máy móc,
chẳng hạn máy bơm trục vít, ròng rọc phức hợp, và các công cụ chiến tranh để
bảo vệ quê hương ông, Syracusa.
18
Jules Henri Poincare
(1854-1912).
Jules
Henri Poincaré (29 tháng 4 năm 1854 – 17 tháng 6 năm
1912) là một nhà toán học, nhà vật lý lý thuyết, và là một triết gia người
Pháp. Ông là một người đa tài và được coi là người có tầm hiểu biết sâu rộng
các lĩnh vực khoa học như trong toán học.
Là
một nhà toán học và vật lý, ông đã có rất nhiều đóng góp căn bản cho toán học
thuần túy, toán học ứng dụng, vật lý toán, và cơ học thiên thể. Ông cũng là
người đặt ra bài toán nổi tiếng giả thuyết Poincaré trong toán học. Khi nghiên
cứu về bài toán ba vật thể, ông là người đầu tiên khám phá ra Hệ có tính tất
định hỗn độn, sau này là cơ sở cho lý thuyết hỗn độn hiện đại (Chaos Theory).
Ông được coi là một trong những cha đẻ của tô pô học.
19
Georg Friedrich
Bernhard Riemann (1826-1866).
Georg
Friedrich Bernhard Riemann là
một nhà toán học người Đức, người đã có nhiều đóng góp quan trọng vào ngành
giải tích toán học và hình học vi phân, xây dựng nền tảng cho việc phát triển
lý thuyết tương đối sau này.
Riemann là nhà toán học có ảnh hưởng lớn nhất ở khoảng giữa thế kỉ
19. Những công trình ông xuất bản không nhiều, nhưng mở ra những ngành nghiên
cứu mới kết hợp giải tích và hình học, bao gồm lý thuyết của hình học Riemann,
hình học đại số và lý thuyết về đa tạp phức. Những lý thuyết về mặt Riemann
được mở rộng bởi Felix Klein và đặc biệt là Adolf Hurwitz. Lãnh vực này trong
toán là những nền tảng trong tô pô, và trong thế kỉ 21 vẫn được áp dụng trong
các cách thức mới vào toán vật lý.
Riemann làm việc trong giải tích thực, nơi mà ông là một nhân vật
nổi bật. Ngoài việc định nghĩa tích phân Riemann, bằng phương tiện của các tổng
Riemann, ông phát triển lý thuyết các chuỗi lượng giác không phải là chuỗi
Fourier, bước đầu tiên trong lý thuyết hàm tổng quát và nghiên cứu vi tích phân
Riemann-Liouville. Ông đã có một số đóng góp nổi tiếng vào ngành số học giải
tích hiện đại. Trong một bài báo ngắn (bài báo duy nhất và ông viết về đề tài
số học), ông giới thiệu hàm số Riemann zeta và thiết lập sự quan trọng của nó
trong việc hiểu được phân bố của số nguyên tố. Ông có một loạt các phỏng đoán
về các tính chất của hàm số zeta, một trong đó là giả thuyết Riemann nổi tiếng.
20
Muhammad ibn Musa al-Khwarizmi ( khoảng năm
780-khoảng năm 850).
Muhammad ibn Musa al-Khwarizmi là một nhà toán học, thiên văn học,
chiêm tinh học và địa lý học Ba Tư. Ông sinh vào khoảng năm 780 tại Khwārizm,
khi đó thuộc Đế quốc Ba Tư (ngày nay là Khiva, Uzbekistan) và mất khoảng năm
850. Hầu như cả đời, ông là nhà thông thái ở Ngôi nhà của sự uyên bác tại Bagdad.
Cuốn Đại số là cuốn sách đầu tiên viết về cách
giải có hệ thống phương trình bậc bốn và tuyến tính. Nhờ đó ông được xem là cha
đẻ của ngành đại số, một danh hiệu được chia sẻ chung với Diophantus. Các bản
dịch sang tiếng Latin cuốn sách Số học của ông, viết về số Ấn Độ, đã giới thiệu
hệ thống số vị trí thập phân cho thế giới phương Tây trong thế kỷ thứ mười hai.
Ông đã khảo sát và cập nhật cuốn Địa lý của Ptolemy cũng như viết một vài tác
phẩm về thiên văn học và chiêm tinh học.
Những đóng góp của ông không chỉ có ảnh hưởng rất lớn đến toán học, mà còn cả
về ngôn ngữ. Từ đại số (algebra) xuất phát từ al-jabr, một trong hai phép toán
được dùng để giải phương trình bậc bốn, như ông đã mô tả trong sách.